Gà bị khò khè do đâu?
Do ảnh hưởng của thời tiết: đang nóng chuyển sang lạnh đột ngột, đối với gà có sức đề kháng không cao, thì rất dễ bị nhiễm lạnh, chảy nước mũi và sau đó gà bị khò khè.
Do nơi ở, chuồng trại đặt tại nơi gió mạnh thường xuyên, bị nhiễm lạnh sẽ dẫn tới viêm đường hô hấp
Đối với gà chọi: Những người chơi gà, đặc biệt là người mới, khi gà mới đi đá về bị các vết thương trên mình, thường sợ nên không dám đụng vào lau chùi, dẫn tới nhiễm khuẩn vết thương. Cộng thêm việc không vỗ đờm, không om bóp, thì gà bị khò khè là khó tránh khỏi.
Biểu hiện của gà bị khò khè
Nếu để ý chăm sóc gà, thì dấu hiệu nhận biết không hề khó, thường mới đầu gà sẽ bị chảy nước mũi, chảy nhiều dẫn đến bị nghẹt và khò khè, khó thở. Đầu hay lắc lắc như muốn hỉ mũi ra, có thể kiểm tra bằng cách lắc mạnh đầu gà một chút, sẽ thấy có nước mũi. Gà thường ủ rũ, kém ăn khi mắc bệnh, lông xơ xác và kém nhanh nhẹn. Khi để lâu gà sẽ sút cân nhanh, để ý thấy còn có thể đi ngoài phân xanh trắng, đó là khi bệnh đã nặng.
Cách phòng bệnh
Gà bị nhiễm bệnh là điều không ai mong muốn, và để bệnh bùng phát có thể sẽ gây thiệt hại lớn. Do vậy để phòng bệnh, cần lưu ý những điểm sau:
Thường xuyên vệ sinh nơi ở của gà, đảm bảo sạch sẽ, sát khuẩn đầy đủ 1 tuần 1 lần
Che chắn chuồng gà khi mùa lạnh về hoặc đối với nơi nhiều gió
Không nên nuôi gà với số lượng quá đông khiến cho chuồng trại quá bí bách, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Và vì bệnh lây qua không khí dễ dàng, nếu nuôi gà mật độ dày đặc, khi có con bị bệnh sẽ lây lan khó kiểm soát.
Cung cấp đủ các vitamin, chất điện giải trong các bữa ăn của gà để tăng sức đề kháng.
Sử dụng vaccine để phòng bệnh. Tuy nhiên cần chắc chắn lúc dùng vaccine là gà chưa hề nhiễm bệnh, Vì nó có thể khiến bệnh phát nhanh hơn.
Các chế phẩm tăng sức đề kháng cho gà nên sử dụng: BIO-SPIRACOL, BIO-TYLANFORT…
Cách điều trị và một số loại thuốc đặc trị gà bị khò khè
Từ những nguyên nhân đã phân tích ở trên, có thể đưa ra một số phương pháp chữa trị và một số loại thuốc đặc trị gà bị khò khè.
Ngay khi mới phát hiện gà bị bệnh, khò khè ở mức nhẹ, bạn có thể lấy gừng tươi giã nhỏ hòa với nước ấm rồi cho gà uống. Gừng có tác dụng cực kỳ tốt trong việc làm ấm thân nhiệt, tiêu đờm và thông đường hô hấp cho gà. Hoặc có thể thay thế nước gừng bằng cách cho ăn tỏi, cũng có tác dụng tương tự.
Đối với các bạn chơi gà chọi, mà gà đi chiến đấu về bị khò khè, thì cần lấy sạch đờm ra bằng cách vỗ đờm, om bóp thân gà, sau đó dùng khăn nhúng nước ấm vệ sinh cho gà, lau khô và thoa bóp rượu cẩn thận.
Khi các triệu chứng của gà đã ở mức nặng hoặc đã phát bệnh được vài ngày, thì tốt nhất nên dùng kháng sinh, để diệt vi khuẩn đã xâm nhập. Loại thuốc phổ biến và hiệu quả được sử dụng hiện nay là Ery và hen đỏ
Cách sử dụng thuốc Ery: 2 ngày đầu mỗi ngày duy nhất 1 viên chia đôi, sáng nửa viên, chiều nửa viên, ngày thứ 3 cho uống nguyên 1 viên vào buổi sáng.
Thuốc hen đỏ: Nếu như Ery vẫn chưa cho hiệu quả thì có thể dùng, công dụng của thuốc hen đỏ nhanh và rõ rệt:
- Thuốc có tác dụng chữa hen siêu cấp tính , gà bị khó thở khi vận động mạnh và nhiều.Giúp gà dễ thở
- Gà thở khò khè, lên đờm
- Gà bị sổ mũi , chảy nước mũi
- Thuốc đặc biệt hiệu quả nhanh trong vòng 5-6 tiếng
Trong quá trình sử dụng các loại thuốc đặc trị gà bị khò khè, cần lưu ý chăm sóc gà, luôn giữ ấm cho gà, tránh để thuốc bị giảm tác dụng, làm kéo dài thời gian trị bệnh và không đạt hiệu quả.
Với những kiến thức tổng hợp về bệnh khò khè và thuốc đặc trị gà bị khò khè ở trên, mong rằng đó sẽ là những bí quyết bỏ túi.Tuy nhiên, việc phòng bệnh cũng hết sức quan trọng cần được lưu ý. Mong rằng người nuôi gà sẽ không phải quá lo lắng khi gà nhiễm bệnh, luôn có kinh nghiệm tốt trong nuôi, chăm sóc và chữa trị cho gà.