Tìm hiểu vị trí tử huyệt của gà đá


Nội Dung

Tử huyệt của gà đá có thể hiểu đơn giản là vị trí “chết” của chúng. Nếu tác động một lực quá mạnh vào những nơi này có thể gây tử vong nhanh chóng. Nếu là một dân chơi đá gà Campuchia chuyên nghiệp, chắc hẳn không ai còn xa lạ với các trận đấu kinh điển bị trúng 1 đòn và gục ngay tại sàn. Tại sao? Đơn giản vì chúng bị đâm trúng vị trí tử huyệt.

Cùng tìm hiểu ngay tử huyệt của gà đá dưới đây để có thể phán đoán tình hình của trận đấu. Hay đơn giản là tập luyện cho gà chiến của mình tấn công vào những vị trí này.

Tử huyệt của gà đá nằm ở đâu?

Tử huyệt của gà đá nằm trải rác trên toàn bộ cơ thể của chúng, từ phần thân đến phần đầu và cổ. Cụ thể:

Tử huyệt của gà đá ở phần thân

– Bầu diều: Ở thân gà thì bầu diều là một bộ phận cực kỳ “nhạy cảm”, thế nhưng đây lại là vị trí dễ bị tấn công nhất khi cáp độ. Do đó khi thi đấu nên giảm thiểu cho gà ăn no, phần bầu diều sẽ không nhô ra ngoài, giảm áp lực khi thi đấu.

tử huyệt của gà đá

Bầu diều

– Hang cua: Là phần hõm sâu ở cuối cổ gà – nơi giao nhau giữa cổ và vai. Bộ phận này khá mềm, nếu trúng cựa tỷ lệ sát thương sẽ rất cao, thậm chí có thể gây chết ngay lập tức. Đây là vị trí yếu điểm của hầu hết các chiến kê.

– Bàn tì: Hay còn được gọi là mã tỵ – vị trí nằm trên lưng gà. Đây là khu vực tiếp giáp trực tiếp với phổi nên lớp màng rất mỏng. Chỉ cần cựa đâm sượt qua thôi cũng dễ gây ra tình trạng thủng phổi. Tùy vào lực đâm của cựa mà chiến kê có thể chết ngay tại chỗ hoặc sặc máu.

– Cánh gà: Cụ thể là vị trí dưới cánh. Nhất là khi gà dang cánh, thể hiện kỹ năng bay cao sau đó bị đối thủ đâm vào nách. Cú đâm này có thể làm thủng tim và khiến gà chết ngay trong vòng một nốt nhạc. Hay đơn giản là chỉ bị thương thì cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cân bằng của chúng.

tử huyệt của gà đá

Cánh gà

– Phao câu: May mắn là bộ phận này rất ít khi bị tấn công, nhưng đây cũng là vị trí yếu điểm của gà đá. Nếu bị trúng cựa sẽ vô cùng đau đớn, khiến gà bỏ chạy ngay lập tức hoặc mất cân bằng.

Tử huyệt của gà đá ở phần đầu và cổ

– Đỉnh giao long: Là vị trí giao nhau giữa mí và mồng gà. Nếu gọi đây là tử huyệt của gà đá cũng không có gì sai. Vì chỉ cần trúng cựa là chết ngày. Chiến kê nào lanh lẹ, nhạy mắt mới có thể trốn được đòn này.

– Yết hầu: Nằm ở phía dưới cần gà. Bộ phận này ít bị tấn công nhưng cũng được xem là yếu điểm của chiến kê. Khi bị đâm trúng có thể gây choáng váng, nhẹ thì bỏ chạy, nặng có thể chết.

tử huyệt của gà đá

Yết hầu

– Ống cần: Hay còn được gọi là cần cổ, vị trí này không có bất kỳ lớp bảo vệ nào nên nếu bị tấn công có thể làm quẹo cổ ngay lập tức. Tất nhiều điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cân bằng và chiến đấu của chúng. May mắn thì nếu bị thương ở vị trí này ít nhất vẫn chữa được (nếu nhẹ).

– Mắt gà: Mắt gà thường bị đối thủ mổ hoặc đâm cựa vào. Nhiều con có thói quen tập trung vào 1 vị trí để tấn công và cực dai dẳng. Đó là lý do vì sao nhiều kê sư lựa chọn những chiến kê có đôi mắt nhỏ, mí sâu để hạn chế được tình trạng này.

tử huyệt của gà đá

Mắt gà

Kết luận

Phía trên là những vị trí tử huyệt của gà đá. Kê sư lưu ý trong quá trình tập luyện hay xoa bóp làm nhẹ nhàng tránh gây ra những tổn thất đáng tiếc.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết gà Kelso – Chiến binh sở hữu lối đá đầy kỹ thuật

TẮT QUẢNG CÁO [X]