Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gà hay còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh ILT – môt bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus thuộc họ herpesvirus gây ra. Khi mắc bệnh chiến kê có nhiều dấu hiệu dễ nhận biết vô cùng đặc trưng như khó thở, rướn cổ lên để thở,…. Cùng tìm hiểu ngay về bệnh và cách điều trị trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân, giải pháp và cách xử lý khi gà ăn trứng
Thông tin liên quan đến bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gà
Bệnh viêm thanh khí quản là gì?
Bệnh viêm thanh khí quản ở gà được phát hiện vào năm 1925, bởi May và Tittsler. Căn bệnh này xảy ra ở mọi nơi trên thế giới. Điều thú vị ở chỗ là hầu hết các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp hầu như không mắc bệnh này, vì người ta áp dụng phòng vắc xin đầy đủ. Theo ghi nhận thì bệnh ILT ở gà chủ yếu xảy ra ở những trường hợp nuôi gà lẻ tẻ, nuôi chiến kê để tham gia đá gà Campuchia – đá gà trực tiếp, gà cảnh,….
Virus gây ra bệnh viêm thanh khí quản ở gà thuộc họ Herpesviridae, subfamily alphaherpesvirinae, theo phân loại là Gallid her pesvirus. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi của chiến kê, nhưng các triệu chứng trở nên đặc trưng và dễ nhận biết nhất là từ 4 – 18 tháng tuổi.
Nguyên nhân lây truyền bệnh ILT ở gà
Có ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh ITL ở gà, gồm:
– Virus xâm nhập vào cơ thể của gà khỏe mạnh qua đường hô hấp hoặc mắt.
– Gà nhiễm bệnh đi phân ra bên ngoài, những gà chiến khỏe mạnh mổ thức ăn lẫn phân trong đó hoặc vô tình hít phải sẽ mắc bệnh.
– Dụng cụ chăn nuôi, rác thải có chứa mầm bệnh nhưng không được xử lý tốt.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm thanh khí quản ở gà
Đối với bất kỳ căn bệnh nào cũng vậy. Khi phát hiện được những triệu chứng bất thường ở gà càng sớm thì việc điều trị càng dễ dàng hơn, hạn chế tối đa những thiệt hại về mặc kinh tế. Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết gà của bạn có đang mắc bệnh ILT hay không:
– Từ 6 đến 12 ngày sau khi virus xâm nhập vào cơ thể gà được gọi là thời gian nung bệnh, gà có dấu hiệu chảy nước mũi, có mủ, khó thở.
– Sau khoảng 2 – 4 ngày sau khi phát bệnh gà sẽ kéo theo trường hợp giảm ăn – bỏ ăn, rướn cổ há mỏ cho dễ thở.
– Diến biến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn sau 1 – 4 ngày, tỷ lệ mắc bệnh của đàn sẽ lên tới 100% nếu không có biện pháp cách ly, khắc phục. Đồng thời tỷ lệ chết sẽ đến 50 – 70%.
Hướng dẫn cách trị và phòng bệnh viêm thanh khí quản ở gà
Về trị bệnh
Hiện tại bệnh ILT chưa có thuốc điều trị cụ thể, nhưng điều đó không có nghĩa là nhìn đàn gà chết dần chết mòn. Kê sư có thể sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng, chồng virus phát triển và tăng sức đề kháng để chiến kê vượt qua bệnh tật. Chẳng hạn như:
– Điều trị triệu chứng: Sử dụng các loại thuốc hạ sốt, long đờm giãn phế như Bromhexin, Anagin C, Prednisolone,….
– Dùng kháng sinh để chống vi khuẩn: Amoxicilin, Doxycilin, Tilmicosin,….
– Sử dụng kèm một số thuốc bổ để tăng sức đề kháng: Vitamin tổng hợp, acid amin thiết yếu, vitamin C,….
Về phòng bệnh
Dựa vào nguyên nhân mắc bệnh ILT mà kê sư có thể thay đổi thói quen để phòng bệnh cho chiến kê, cụ thể:
– Nuôi tách riêng từng con gà chiến để hạn chế tối đa việc truyền nhiễm.
– Vệ sinh chuồng nuôi định kỳ cũng như máng ăn, máng uống,….
– Tăng sức đề kháng cho chiến kê bằng thuốc bổ hoặc vitamin. Dọn dẹp sạch sẽ rác thải gần khu vực nuôi gà.
Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gà tuy gây thiệt hại nặng nề nhưng nếu biết cách phòng chống, tiêm vắc xin vẫn có thể tránh được. Hy vọng các kê sư đã có thêm thông tin hữu ích!