Thuốc trị tiêu chảy cho gà nhanh và dứt điểm


Nội Dung

Tiêu chảy là một chứng bệnh không hề hiếm gặp ở gà. Tuy đây chỉ là bệnh thông thường nhưng nếu không để ý chăm sóc và điều trị kịp thời, sẽ dễ dẫn tới gà chậm phát triển, suy kiệt, và lây lan nhanh. Vậy để tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, và loại thuốc trị tiêu chảy cho gà sao cho nhanh và dứt điểm nhất, hãy cùng theo dõi qua bài viết này.

Nguyên nhân tiêu chảy ở gà

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở gà, có thể kể đến như: 

  • Thức ăn, nước uống, môi trường sống mất vệ sinh.
  • Thay đổi thời tiết bất thường khi giao mùa, thay đổi thức ăn, làm giảm đề kháng
  • Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn E.coli, đây là một loại vi khuẩn gây bệnh rất nguy hiểm đối với gia cầm, thường chúng có sẵn trong môi trường sống như nguồn nước, thức ăn mất vệ sinh. Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa của gia cầm, sẽ phát triển mạnh, nhiễm vào máu và gây bệnh trên toàn cơ thể.

Triệu chứng tiêu chảy ở gà

Ban đầu, bệnh không có nhiều biểu hiện đặc biệt. Thời gian ủ bệnh khoảng 10 ngày. Có thể nhận biết dấu hiệu qua việc quan sát phân của gà: Phân của gà bị bệnh thường có màu trắng xanh. Kèm theo đó là các dấu hiệu như: Gà ủ rũ, xù lông, rụt cổ, di chuyển chậm chạm, mắt lờ đờ và ít ăn, gầy đi rất nhanh. Nếu không phát hiện kịp thời gà có thể chết hàng loạt trong khoảng 5 ngày kể từ khi nhận biết bệnh, do bệnh lây lan rất nhanh.

Phương pháp và thuốc trị tiêu chảy cho gà

Đối với trường hợp tiêu chảy do ăn uống hoặc môi trường sống chưa vệ sinh, có thể dọn dẹp, vệ sinh và sát khuẩn lại chuồng trại, kiểm tra lại nguồn thức ăn và nước uống. Bên cạnh đó, có thể sử dụng bài thuốc dân gian để trị tiêu chảy cho gà như: 

Bài thuốc 1: lấy lá nõn của cây ổi xanh và muối tinh, nghiền nát, trộn vào thức ăn hoặc lấy nước cho gà uống. Nõn ổi có tác dụng làm se, giảm tiết dịch cộng với muối sát khuẩn đường ruột sẽ khiến tiêu chảy ngưng dần.

Bài thuốc 2: Sử dụng lá trầu không giã lấy nước cho gà uống

Còn đối với trường hợp tiêu chả do nhiễm bệnh E.coli, thì chỉ dùng thuốc trị tiêu chảy mới có thể chữa dứt điểm, tuy nhiên khi dùng thuốc cần nhận định xem bệnh của gà đang ở mức độ nào: 

Nếu gà mới bị tiêu chảy mức độ nhẹ và với số lượng đi ngoài ít, hoặc phát hiện sớm, cần dùng một số loại kháng sinh sau:  Colistin, Kanamycin, Gentamycin, Norfloxacine…có thể dùng để tiêm hoặc pha vào nước uống cho gà theo thể trọng của gà. 

Trường hợp phát hiện bệnh muộn, hoặc bệnh nặng, có thể tiêm bắp một số loại như: Colinorcin, Vimetryl, Vimexyson C.O.D theo cân nặng của gà để có liều lượng phù hợp, tiêm liên tục trong 3-5 ngày cho đến khi dứt hẳn triệu chứng.

Việc xác định tình trạng bệnh là vô cùng quan trọng để có thể kịp thời lựa chọn loại thuốc và liều lượng phù hợp, tránh việc gà đã bị nặng mà vẫn dùng thuốc liều nhẹ nên không khỏi hoặc gà đã nhiễm E.coli mức độ nặng mà không tiêm kháng sinh ngay dễ dẫn tới bệnh biến chứng nhanh.

Bên cạnh việc chữa trị kịp thời, thì cần phải tăng sức đề kháng cho gà, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”:

  • Luôn giữ chuồng trại, nơi ở của gà sạch sẽ, sát khuẩn thường xuyên, vệ sinh trứng ấp, máy ấp, khu chăn nuôi bằng 1 số thuốc sát trùng có tính an toàn cao không gây độc cho gia cầm
  • Sử dụng các loại vitamin, men tiêu hóa để kích thích tiêu hóa và thuốc trợ lực của Bcomlex. Ngoài ra, định kỳ cần tiêm vaccine cho gà để tăng khả năng đề kháng tự nhiên.
  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho gà để có sức phòng bệnh, không được cho gà ăn thức ăn đã ôi thiu, thức ăn thừa cần đổ đi ngay.
  • Những khi thay đổi thời tiết, có thể phòng bệnh bằng kháng sinh BIO-ENRO C để ngăn chặn sớm vi khuẩn xâm nhập.
  • Khi có gà bị tiêu chảy, cần cách li ngay khỏi đàn để tránh lây lan cho những con khác.

Trên đây là một số phân tích, phương pháp và thuốc trị tiêu chảy cho gà. Hy vọng với những chia sẻ này, sẽ là kinh nghiệm bổ ích cho người chăn nuôi gà để luôn đạt hiệu quả và năng suất cao.

TẮT QUẢNG CÁO [X]