2. Nếu nài hay chủ gà để người khác tiếp cận gà nhà trước trận đấu, thì nó có thể bị ám toán trong tích tắc, bởi người bồng có thể có lợi một khi nó thua trận.
3. Nếu một bên đâm dính cựa vào bên kia, nài bên gà bị dính cựa phải tự gỡ cựa, bởi nếu để cho nài địch, hắn có thể vặn cựa theo hướng khác khi rút ra và làm gà nhà bị thương nặng hơn, và có thể(dùng đầu cựa) khoan một lỗ khiến gà nhà xuất huyết đến chết; điều này nên phòng tránh.4. Nài địch thường ra vẻ không thấy gà hắn kẹt vào gà mình; hắn lập tức nhấc gà lên cao tối đa, và gần như là nắm kéo đầu gà bên mình hay để gà mình dọng mạnh lên sới.
5. Nếu gà chỉ còn một mắt, nài không nên thả cho đến khi biết chắc nó nhìn thấy đối phương, nhưng nếu nài địch có cơ hội, hắn sẽ thả gà bên phía con mắt mù của gà mình; hãy cảnh giác.
6. Một số nài sử dụng cựa đểu. Chúng tròn ở cạnh dưới, nhưng ở cạnh trên hay về phía thân gà, chúng sắc như lưỡi dao; những loại khác như 3-cạnh, hay gọng lệch (bayonet) cũng là cựa đểu; trên thực tế bạn phải kiểm tra cựa gà địch thật kỹ, mà nếu công bằng, nó phải tròn đều và trơn láng từ gốc đến ngọn.
7. Khi cả hai quá kiệt sức không thể nhấc nổi đầu, và có lẽ không thể cắn mổ địch thủ, một bên trong khi thả đâu mỏ, dùng tay nâng đầu gà mình, và đột nhiên nhấc đuôi, bổ đầu lên đối thủ và trông như thể nó còn cắn mổ dẫu thực tế không phải vậy; trò này phải quan sát thật kỹ.
8. Nếu một bên sau khi cắn mổ, trở nên quá yếu không thể lặp lại, thì bên kia giả bộ đưa vào thả đâu mỏ, để đầu gục dưới ngực con bên này như thể né đòn, rồi đến lượt con bên này bổ xuống và thắng trận; họ phải luôn tuân thủ từng bước “theo luật” trước khi đem đâu mỏ[mánh thông đồng].
9. Nếu gà địch đá lông tốt mà xuống sức –nó sẽ chuyển qua nắm lông và đá –nài liền thả mỏ gác lên lưng và cổ gà mình, vị trí hết sức thuận lợi với nó nếu được phép, nhưng như vậy là ăn gian và không thể chấp nhận được.
10. Cũng tay đó thỉnh thoảng mang hai con đến trường đấu, một con hắn tự mang, con kia giao cho bạn bè hoặc người nào đó, ra vẻ không quen biết lẫn nhau. Rồi họ (giả bộ) cáp hai con với nhau, bên trong đã biết trước con nào sẽ thắng, bởi có một con hay, một con dở; đây là một hình thức cờ gian bạc lận khác với mục đích lừa tiền đám đông, bởi ra kèo kiểu gì cũng ăn và kèo thường rất chênh lệch. Có hàng đống những trò lừa đảo của những tay như vậy, nhưng bằng việc quan sát kỹ lưỡng và suy xét cẩn trọng chúng ta sẽ lật tẩy được chúng.
11. Có người trưng gà với dấu hiệu và màu sắc đặc trưng, lông lá đầy đủ, cáp với gà cùng trọng lượng; rồi hắn đem về tỉa lông trước khi thi đấu, nhưng quay lại với con gà khác với dấu hiệu và màu sắc tương tự như con đầu, nhưng lại to hơn nhiều, bằng cách này hắn chiếm lợi thế về trọng lượng; trò này được gọi là “tráo gà”.
12. Đôi khi, chúng sẽ bôi mặt một con gà hay, mạnh khỏe bằng bột và keo, hay phấn và keo để gà trông nhợt nhạt, hoặc với muội và keo để trông như lở loét; làm hình gà thay đổi “một trời một vực”. [phá hình khiến gà nhà xấu xí để đá kèo dưới].
13. Nếu phe địch muốn giành lợi thế về trọng lượng, trước tiên họ xem gà mình cân; rồi một tên trong bọn lấy cục cân 2 hay 4 ounce, ở giữa đổ đầy mỡ và gắn lên đáy đĩa cân bởi vậy mà nó không thể hiện đúng chỉ số cân nặng, bằng cách này dù gà bạn nhẹ hơn vài ounce vẫn thể hiện chỉ sốt ương đương với gà địch. Do đó, phải canh bàn cân thật kỹ, và thậm chí nếu bạn không để ý đến cán cân thì một cây gậy hoặc vành nón của ai đó tỳ nhẹ cũng đủ đem lại sự khác biệt.
14. Gà hai bên phải được cân bằng cùng những cục cân; bởi nếu có sơ xuất dù nhỏ nhất, cục cân khác có thể bị tráo vô.
15. Không ai được phép tiếp cận gà chuẩn bị đá ngoài chủ gà hay người chăm sóc, bằng không sẽ chẳng an toàn, bởi họ có thể trộn thức ăn của gà bạn với dịch lấy từ diều của con gà chết vì bệnh đậu (roup). Gà dự định đá đèn phải ăn bữa cuối dưới ánh nến hay đèn dầu mỗi ngày, trong khoảng một giờ để làm quen với điều kiện thi đấu.
16. Cần đặc biệt quan tâm xem ai được phép lắp cựa, bởi chúng có thể quá chặt khiến gà bị cóng, hoặc quá lỏng và bị tuột.