Mở mỏ gà chọi là gì? Thời điểm nào nên mở mỏ gà chọi? Những vấn đề nào cần lưu ý khi mở mỏ gà? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Tìm hiểu ngay nhé!
Mở mỏ gà chọi là gì?
Thời xưa để ngăn gà đá không đánh nhau, ông bà ta sẽ cùng kẽm quấn quanh mỏ gà. Vậy nên thuật ngữ mở mỏ gà chọi cũng xuất hiện từ đó.
Mở mỏ gà chọi có thể hiểu là chiến kê sẽ bước vào trận đấu đầu tiên trong cuộc đời của chúng. Dựa vào trận đấu này, kê sư sẽ đánh giá gà đó có tiềm lực không, có nên nuôi nữa hay không hoặc những yếu tố nào cần phát triển….
Giai đoạn nào mở mỏ gà chọi phù hợp?
Theo như các sư kê chuyên nghiệp chia sẻ thì gà 8 – 9 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để mở mỏ gà chọi. Không nên mở quá sớm hoặc quá trễ. Trong trường hợp:
– Mở quá sớm: Gà chưa phát triển toàn diện về mặt thể chất dễ ảnh hưởng đến xương khớp.
– Mở quá trễ: Qua lứa, thời điểm đẹp để huấn luyện và tham gia đá gà Campuchia.
Trước và sau khi mở mỏ gà chọi
Trước khi mở mỏ gà chọi kê sư cần cho chiến kê ăn uống đầy đủ. Ngoài ra cho chúng tập luyện vần gà để nắm được kỹ năng cơ bản. Ưu tiên nên lựa chọn gà chọi tơ để tập luyện (1 lần/ ngày). Lưu ý mỗi lần tập chỉ cho mổ 1 – 2 cái thì cản ra, rồi cho vào chuồng. Cách này sẽ tăng độ máu chiến và hung hăng của chúng.
Sau khi mở mỏ gà chọi – nghĩa là sau khi trận đấu diễn ra anh em nhớ kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của chiến kê, xem có bị thương ở đâu không. Sau đó tiến hành om bóp, vào nghệ và cho luyện tập nhẹ như: chạy lồng, vần hơi.
Đừng quên đảm bảo chế độ dinh dưỡng để tăng sức bền cho chiến kê. Trong trường hợp gà không chịu đá có t hể cầm phu nhử.
5 vấn đề cần lưu ý khi mở mỏ gà chọi là gì?
Sau khi hiểu được “mở mở gà chọi là gì?” bạn cần nắm thêm những vấn đề sau để trận đấu đầu tiên của chúng diễn ra không có bất kỳ sai sót nào. Đôi khi chỉ với một chút lơ là gà của bạn sẽ bị hư – chuyển sang rót luôn.
Thứ nhất – Lựa chọn đối thủ khi mở mỏ
Không phải đối thủ nào cũng phù hợp để thi cùng gà chiến của bạn trong trận đấu đầu tiên. Phải lựa chọn đối thủ có cùng cân nặng, độ tuổi, chiều cao cũng như kinh nghiệm. Như vậy sẽ tạo thế cân bằng trong chiến đấu.
Tuyệt đối không chọn những đối thủ đã có kinh nghiệm trong chiến đấu, vì gà bạn có thể bị vỡ đòn, sau này sẽ ảnh hưởng đến lối đá của nó, sợ không dám đá.
Thứ hai – Thời gian diễn ra trận đấu – mở mỏ gà chọi là gì?
Vì là trận đấu đầu tiên nên hầu như cả hai gà chiến sẽ không có kinh nghiệm, mất sức cũng nhanh. Do đó chỉ cho “tranh chấp” khoảng 1 – 3 hồ thôi, mỗi hồ kéo dài tầm 5 – 7 phút/ hồ.
Trong quá trình trận đấu diễn ra nhớ quan sát gà chiến của bạn để đánh giá có nên tiếp tục “đầu tư” thời gian – công sức – tiền bạc vào không.
Thứ ba – Hai điều cần làm trước khi mở mỏ
Trước khi gà mở mỏ thi đấu hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho chúng. Ngoài những thức ăn quen thuộc hãy bổ sung thêm mồi để tăng độ hăng. Cho chúng tập luyện với gà tơ trước để nắm được kỹ năng.
Nếu như trong quá trình huấn luyện không thấy hăng lên thì nên cho chạy lồng để tăng độ bền cũng như sức mạnh.
Thứ tư – Quá trình chăm sóc sau khi xổ mỏ
Sau khi thi đấu về gà thường có nguy cơ mắc các bệnh hệ tiêu hóa, bệnh mốc,… hoặc bị chấn thương. Nhớ kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng của chiến kê, tắm rửa sạch sẽ, vỗ hen rồi cho đi phơi nắng.
>>> Xem thêm: Cách làm cho gà tre dạn dĩ không còn sợ người
Thứ năm – Quá trình mở mỏ gà chọi là gì? Như thế nào?
Quá trình mở mỏ gà chọi chỉ nên duy trì từ 1 – 3 lần. Sau đó tập trung vào tập luyện, vần hơi, vần đòn,… (tùy từng thể trạng của chiến kê). Sau khi thi đấu về nếu quyết định chăm sóc tiếp, anh em có thể lên kế hoạch tập luyện vần đòn như sau:
– Đợt 1: Tập 1 hồ đòn, nghỉ 12 ngày.
– Đợt 2: Tập 5 phút đòn, 30 phút vần hơi, nghỉ 10 ngày.
– Đợt 3: Tập 2 hồ đòn, nghỉ 5 ngày.
– Đợt 4: Tập 5 phút đòn, 30 phút vần hơi, nghỉ 15 ngày.
– Đợt 5: Tập 3 hồ đòn, nghỉ 18 ngày.
– Đợt 6: Tập 5 phút đòn, 80 – 90 phút vần hơi, nghỉ 15 ngày.
Sau khoảng thời gian này anh em sẽ thấy gà có sự thay đổi khác biệt. Lúc này có thể tự tin mang gà đi đá, cáp độ rồi.
Kết luận
Không chỉ giải đáp khái niệm “Mở mỏ gà chọi là gì?” chúng tôi còn cung cấp thêm những vấn đề cần lưu ý khi mở mỏ cũng như quy trình tập luyện đúng cách. Chúc anh em có thêm những kiến thức hữu ích để hỗ trợ trong quá trình nuôi gà đá của mình. Đừng quên kể lại thành tựu của bạn cho chúng tôi nhé!