Anh em nào rơi vào trường hợp gà thay lông bị rót chưa? Nghe cứ tưởng đùa nhưng thật 100%. Vậy nếu bạn rơi vào vấn đề này thì hướng giải quyết như thế nào? Và nguyên nhân do đâu mà gà bị rót khi thay lông? Bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời.
>>> Xem thêm: Gà chọi không có đuôi đá được không?
Nguyên nhân gà thay lông bị rót
Thay lông là chu trình sinh lý bình thường ở gà đá cũng như gà nuôi thịt. Quá trình thay lông thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa và kèo dài đến vài tháng liên tục. Sẽ có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gà thay lông bị rót, cụ thể:
Gà thay lông bị rót do gây hấn với chiến kê khác
Các kê sư luôn quan niệm rằng, gà tới mùa thay lông sức khỏe sẽ yếu, dễ bệnh. Nhưng không phải con gà nào cũng vậy. Hoặc tùy giai đoạn thay lông.
Nếu mới vào giai đoạn thay lông, những con gà đá hay vẫn sẽ rất sung sức, nếu không nuôi nhốt cẩn thận nó dễ dàng gây hấn với những chiến kê khác. Nên cần nuôi nhốt riêng trong chuồng hoặc có thả lang thì cũng nên nhốt những con gà khác lại. Hay lúc gà mới lên lông non, nếu có xảy ra tranh đấu, nó sẽ ảnh hưởng đến thể trạng của gà.
Theo các kê sư nuôi gà lâu năm chia sẻ thì trong cơ thể gà, cụ thể là gan, sẽ tiết ra một hoocmon gọi là adrenaline, khi chất này hòa vào máu, nó sẽ khiến các hệ thần kinh trở nên kích thích, đánh thức khả năng chiến đấu của gà.
Đối với gà trong giai đoạn thay lông khi bị tấn công, nó sẽ gây ra những nổi đau lớn hơn so với bình thường (dù với gà tre hay gà nòi thì bộ lông đều rất quan trọng, được ví như áo giáp). Lúc này cơ thể sẽ tự động “khóa chặt vang” adrenaline lại để chúng kìm hãm lại “máu điên” của mình. Hay hiểu đơn giản là khi đánh thua người kẻ điên có xu hướng dịu lại hoặc sợ hãi, không dám gây hấn.
Nên khi lông gà đã mọc lại bình thường, chất adrenaline vẫn không được sản xuất, hoặc sản xuất ít, khiến gà bị rót, lỏn lẻn, không cự,… sợ chiến đấu hoặc không máu chiến như xưa.
Gà thay lông bị rót do đạp mái
Một vài kê sư thường tận dụng thời điểm thay lông của gà trống để tiến hành đạp mái mà quên đi vấn đề sức khỏe và thể trạng của gà. Mà gà trống cũng như những anh chàng “trẻ trâu”, sau nhiều tháng chinh chiến, tham gia đá gà trực tiếp, giờ được “gần gũi” với mấy em mái tơ thì “làm sao chịu nổi”.
Vốn sức khỏe khi thay lông đã yếu, một ngày đạp mái vài chục phát nữa thì cơ thể nào chịu được. Nên sau khi gà thay lông xong vẫn không thể nào sẵn sàng ra trận hay thi đấu được.
Cách giải quyết khi gà thay lông bị rót
Nắm bắt được nguyên nhân thì cách giải quyết sẽ tương đối đơn giản. Gà thay lông bị rót nếu muốn khắc phục thì cần:
– Tập trung vào dinh dưỡng: Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để gà nuôi cơ thể cũng như thúc đẩy quá trình thay lông tốt hơn.
– Chú trọng vào chuồng nuôi: Gà thay lông vào thời điểm giao mùa, lúc này thời tiết tương đối lạnh hoặc bắt đầu có gió. Nên đảm bảo chuồng nuôi ấm áp, được bao phủ bạt che cẩn thận.
– Không để người, vật nuôi lạ ra vào chuồng gà: Người, động vật lạ ra vào chuồng rất dễ mang theo mầm bệnh, gây nguy hiểm cho chiến kê.
– Cản mái: Duy trì nòi giống là tốt, nhất là với những chiến binh sở hữu đòn lối hay. Tuy nhiên chỉ áp dụng khi gà đá được 3 – 5 vụ lông. Hoặc “về vườn”, đang trong thời điểm sung sức mà cho đạp mái cũng gây tiêu hao năng lượng rất lớn chứ đừng nói gì đến quá trình thay lông, tốt mái thì hại trống – ông bà nói chẳng sai.
– Áp dụng luyện tập: Sau khi gà thay lông xong cần cho chúng tập luyện để lấy lại nhịp đấu, sẵn sàng chinh chiến trong những trận kế tiếp. Ngoài các bài tập như chạy lồng, vần đòn, vần người,… thì kê sư thực hiện như sau. Một tay giữ đuôi gà, tay còn lại đè vào lưng chúng đến khi chân khụy xuống. Lúc này bạn sẽ cảm nhận được gà cố ý vùng lên, thoát khỏi bàn tay của bạn. Phương pháp này đơn giản nhưng giúp gà tăng cường adrenaline, thúc đẩy tính máu chiến. Tăng dần cường độ luyện tập mỗi ngày.
Kết luận
Gà thay lông bị rót sẽ không xảy ra nếu bạn biết cách nuôi và chăm sóc gà đá gà cựa dao . Với những thông tin cung cấp ở trên, hy vọng bạn đọc có được các kiến thức hữu ích!