Gà chọi không có đuôi đá được không? Đối với câu hỏi này còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân, ví dụ như gà không đuôi do di truyền khác với gà không có đuôi do bị rụng,… cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Gà chọi không đuôi đá được không?
Như đã nói ở trên, tùy từng nguyên nhân mới có thể kết luận được gà chọi không đuôi đá được hay không. Cụ thể:
Gà không đuôi do di truyền
Trong giới gà đá lan truyền một giống gà không đuôi, hay còn gọi là gà cụp, bản chất của chúng vốn không có đuôi. Tuy nhiên vẫn có một số người “nghi ngờ” về giống gà này.
Nếu bạn đang sở hữu một con gà không đuôi do di truyền và không ảnh hưởng gì về sức khỏe, thể trạng thì cứ nuôi như gà đá thông thường, biết đâu lại là “linh kê dị tướng”. Đợi chúng đến độ tuổi nhất định, cho nhấp thử vài chân để đánh giá đòn lối rồi quyết định có nên đầu tư vào không là được.
Gà không đuôi do thay lông
Đối với câu hỏi gà chọi không đuôi đá được không? Nếu nguyên nhân là do gà đang trong giai đoạn thay lông thì không nên cho gà ra trường, tham gia đá gà trực tiếp.
Gà đang trong giai đoạn thay lông sức khỏe rất yếu, chúng cũng dễ ốm hơn so với bình thường. Hơn nữa quá trình rụng lông không chỉ xuất hiện ở đuôi mà cả cơ thể, nên việc cho gà đi đá vào thời gian này chỉ thua chứ không thắng nổi.
Gà chọi không có đuôi do… bị cắn mổ
Nếu bạn nuôi gà đá thả lang và bị cắn mổ dẫn đến rụng hết lông đuôi thì cũng không nên cho ra trường. Thay vào đó nên kiểm tra sức khỏe và thể trạng của gà, xem chúng có bị thương ở khu vực nào hay không. Trong trường hợp ngoài lông đuôi bị rụng hết thì vẫn ổn, bạn có thể sử dụng đuôi giả để cho chúng đi thi đấu”.
Cách giải quyết khi “gà chọi không có đuôi”
Trừ trường hợp gà chọi không có đuôi do di truyền thì các yếu tố trên vẫn có thể “chữa trị” được. Muốn lông đuôi gà mọc lại thì nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cũng như chăm sóc, cụ thể:
– Cho gà ăn đậu phộng để kích thích ra lông
– Đối với gà thay lông giai đoạn đầu nên cho ăn cà chua
– Có thể cho gà sử dụng thuốc kích lông bán trên thị trường, nhưng ưu tiên hàng chất lượng có nguồn gốc. Nếu không phải trường hợp bắt buộc không nên lạm dụng thuốc.
Ngoài ra kê sư cũng nên chú trọng vào quá trình nuôi gà đá. Khác với gà nuôi thịt, gà đá có tính “ganh dua” cao hơn, nhất là ở giai đoạn trưởng thành, chúng có xu hướng “tấn công” những con gà trống khác để ra oai với gà mái hoặc tranh giành “địa bàn”. Cách nuôi thả lang rất tốt, nhưng không nên thả cùng lúc nhiều chiến kê.
Đặc biệt nên cho gà chiến đá gà cựa dao ở riêng từng chuồng. Cách này không chỉ hạn chế gà cắn mổ nhau mà còn giúp chúng giữ được bản tính hung hăng, máu chiến, khi ra trận dễ “chiến” hơn.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu màu mạng gà điều? Chọn ngày tốt “xuất binh”
Kết luận
Trên thực tế gà chọi không có đuôi do di truyền hay bất cứ nguyên nhân nào cũng có khiếm khuyết. Được biết, đuôi hỗ trợ cân bằng, tăng tính thẩm mỹ cũng như bảo vệ phao câu. Nên thiếu lông đuôi sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tính công bằng của trận đấu. Trừ phi chiến kê của bạn có nước đánh quá độc thì mới cho ra trường, còn lại nên xem xét thêm. Hy vọng anh em đã có thêm các thông tin hữu ích!