Gà bị nấm họng khò khè nguyên nhân do đâu? Phương pháp điều trị hiệu quả


Nội Dung

Gà bị nấm họng khò khè là một bệnh khá phổ biến khi nuôi gà đá. Nó kéo theo tình trạng bỏ ăn, gầy gò và các nội tạng bên trong nhanh chóng bị phá hủy. Bệnh này tưởng chừng như đơn giản nhưng tỷ lệ chết rất cao nếu không được điều trị đúng cách.

Tìm hiểu gà bị nấm họng khò khe nguyên nhân do đấu? Triệu chứng nhận biết bệnh cũng như phương pháp điều trị hiệu quả ngay sau đây.

Xem thêm:

Gà bị nấm họng khò khè do đâu?

Đối với tình trạng gà bị nấm họng khò khè, có thể nguyên nhân xuất phát từ các loại men Candida albicans. Ban đầu chúng xuất hiện các nốt quanh khu vực vòm họng, sau đó những nốt này sẽ chuyển từ đỏ sang vàng, lan rộng xuống nội tạng như đường tiêu hóa, dạ dày,…. ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống cũng như hấp thụ dinh dưỡng.

Tình trạng này nếu kéo dài và không được chữa trị nhanh chóng thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuối cùng là dẫn đến chết gà.

gà bị nấm họng khò khè

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị nấm

Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện men Candida albicans trong cơ thể gà có thể là do:

– Gà bị bỏ đói trong thời gian dài: Trên thực tế loại nấm này vốn có sẵn trong mề gà và chỉ “chực chờ” cơ hội “bùng phát” ra và gây nguy hiểm cho chiến kê. Vậy nên nếu gà bị bỏ đói quá lâu nó sẽ là nguyên nhân chính khiến tình trạng này xuất hiện.

– Không vệ sinh máng ăn – máng uống: Nhiều kê sư thường bỏ qua nhiệm vụ vệ sinh máng ăn – máng uống, thậm chí không loại bỏ thức ăn thừa trong nhiều ngày mà cứ thế cho thêm thức ăn mới vào. Điều này là nguyên nhân khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và gây hại cho chiến kê.

– Thiếu dinh dưỡng: Có thể các kê sư điều biết, ngoài khẩu phần ăn hàng ngày thì cần bổ sung thêm dinh dưỡng để gà phải triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, tăng sức đề kháng,…. Vậy nên khẩu phần ăn không đảm bảo tiêu chí này cũng là có thể là nguyên nhân khiến gà bị nấm họng khò khè.

– Lạm dụng kháng sinh: Gà khi mắc bệnh hay sau khi đi đá về luôn được khuyến khích dùng kháng sinh để bảo vệ dạ dày – đường ruột. Song nếu dùng không đúng cách và quá lạm dụng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Dấu hiệu nhận biết gà bị nấm họng khò khè

Nhận biết càng sớm thì việc chữa trị càng có hiệu quả và giảm thiểu tình trạng gà chết. Do đó nếu chiến kê của bạn đang mắc phải những triệu chứng sau này bạn cần cảnh giác và phác họa phương pháp chữa trị ngay:

Thứ nhất – gà bỏ ăn

Đây là gần như là dấu hiệu đầu tiên cho thấy gà đang có vấn đề về sức khỏe. Nhất là với những con gà trước đó ăn uống rất khỏe, rất tốt nhưng bỗng dưng bỏ ăn, ăn không hết khẩu phần,… thì rất có thể chúng đang bị bệnh.

Với bệnh gà bị nấm họng khò khè, việc tiêu hóa thức ăn gần như “vất vả” đối với chúng. Chúng không thể ăn thậm chí là uống nên chúng không có đủ sức khỏe để lướt qua bệnh tật.

Thứ hai – gà bị nấm họng khò khè có hơi thở hôi

Miệng gà hôi xuất phát điểm luôn là do dạ dày, do đó có thể dễ dàng phát hiện được bệnh cũng như đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Thứ ba – có nấm xuất hiện ở vòm họng

Trừ phi tình trạng bệnh quá nặng thì kê sư có thể nhận biết ngay bằng cách kiểm tra vòm họng của gà có xuất hiện các vết nấm hay không. Với những trường hợp mới phát bệnh, bạn cần kiểm tra kỹ xem có các vết nấm trắng nhỏ không.

gà bị nấm họng khò khè

Xuất hiện nấm ở vòm họng

Thứ tư – gà có thoái quen vảy mỏ: biểu hiện gà bị nấm họng khò khè

Gà không có tay như người, nên khi vùng đó bị nấm, ngứa ngáy, khó chịu,… nó sẽ vảy mỏ để gãi. Thông qua cách này cũng phần nào đoán được bệnh của chiến kê.

Phương pháp điều trị gà bị nấm họng hiệu quả

Sau khi xác định được gà bị nấm họng khò khè, kê sư tiến hành điều trị theo các bước sau:

– Bước 1: Vệ sinh miệng

Đầu tiên cần vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, tránh tình trạng nhiễm trùng và kiểm soát được tình trạng lan rộng của nấm. Có thể dùng nước muối sinh lý để sát trùng. Kê sư nên tìm sự trợ giúp của một người nữa để hỗ trợ vạch miệng gà ra và vệ sinh.

– Bước 2: Xử lý nấm

Sau khi vệ sinh sạch sẽ khoang miệng tiến hành bôi thuốc đặc trị vào vị trí nấm để tiêu diệt đồng thời tránh tình trạng lan rộng khó kiểm soát. Sử dụng xanh metylen để điều trị.

Sử dụng xanh metylen để điều trị

– Bước 3: Dùng kháng sinh

  • Kháng sinh sẽ ức chế sự phát triển của nấm và giúp việc điều trị có hiệu quả. Một số loại thuốc mà kê sư có thể sử dụng như:
  • Vitamin A, B, C, D, E
  • Chất điện giải, Bcomplex,….
  • BIO Fungicide oral, Bio-neo.nysta, pha thêm sulphat đồng 0.25% vào nước

Hạn chế không cho gà đi đá ở giai đoạn này

Tùy tình trạng sức khỏe mà có thể cho gà uống trong 3 – 5 ngày hoặc 5 – 7 ngày để khi các vết nấm được trị dứt điểm.

Phía trên là cách chữa trị khi gà bị nấm họng khò khè, hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin hiệu quả!

TẮT QUẢNG CÁO [X]