Hướng dẫn cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi hiệu quả


Nội Dung

Bạn đang tìm kiếm cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi hiệu quả, an toàn? Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết này để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi gà chiến bị sưng cụm bàn chân. 

Chia sẻ cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi

Vì sao gà chọi bị sưng cụm bàn chân?

Gà đá bị sưng cụm bàn chân có thể xảy ra bởi nhiều nguyên do khác nhau. Trong đó một số lý do phổ biến thường gặp như:

  • Gà sau khi đá về không được chăm sóc đúng cách, không được ngâm chân kỹ lưỡng. 
  • Do gà luyện tập quá sức dẫn đến bị đau căng cơ gây ra sưng cụm bàn chân.
  • Gà đá nhảy từ trên cao xuống nền xi măng hoặc nền cứng, nhưng tư thế tiếp đất không chuẩn khiến cụm bàn chân bị sưng.
  • Vì gà chiến dẫm phải đất đá hoặc các vật sắc nhọn gây tổn thương khi di chuyển.

Chia sẻ các cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi hiệu quả

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi ở thể nhẹ và nặng. Tuy nhiên, trước hết người chăm sóc gà cần nhốt chúng vào chuồng hẹp, hoặc bội, được lót nền cát mịn. Điều này nhằm giúp gà hạn chế đi lại nhiều, gây đau chân nặng hơn.

Những kinh nghiệm chữa sưng cụm bàn chân gà chọi an toàn, hiệu quả nhanh chóng

Cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi ở mức độ nhẹ

Nếu phát hiện được gà bị sưng cụm bàn chân sớm, mới chỉ ở mức độ nhẹ. Vậy thì chúng ta có thể áp dụng cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi dưới đây.

  • Đầu tiên cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ cho phần chân gà bị sưng bằng nước muối để sát trùng. 
  • Tiếp theo cho gà chọi dùng các loại thuốc gồm: Alpha Choay giúp chống phù (uống 2 viên/lần, 2 lần/ngày). Thuốc R-Cin giúp chữa sưng cụm bàn chân (uống mỗi lần 1 viên, 2 lần /ngày).
  • Nên cho gà đá dùng thuốc vào buổi sáng và tối trong khoảng từ 5 – 7 ngày liên tục là có thể hồi phục tốt. 

Cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi trong trường hợp nặng

Trường hợp gà bị sưng nặng thì thời gian điều trị cũng sẽ lâu hơn. Vậy nên các sư kê cần đầu tư công sức để chăm sóc gà chiến của mình theo hướng dẫn dưới đây.

  • Trước hết, cần vệ sinh sạch sẽ cho khu vực chân bị sưng. 
  • Tiếp theo tiêm cho gà các loại thuốc gồm: Gentamicin (80mg/2ml) + Dexamethasone (4mg/ml) + Lincomycin (600mg/2ml). Áp dụng tiêm 3 loại thuốc này cùng 1 lần, mỗi tuần tiêm khoảng từ 2 – 3 lần.
  • Sau đó nên làm nước thuốc để ngâm chân cho gà. Điều này sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị sưng cụm bàn chân ở gà hiệu quả nhanh hơn. Với bài thuốc ngâm chân gà đá này bạn cần thực hiện như sau:
    • Chuẩn bị các nguyên liệu: Gừng tươi băm nhỏ/giã nát, cây lá lốt, long não, cây là đinh, xuyên khung, muối hạt. 
    • Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi nước 3 – 5 lít. Sau đó nấu đến khi nước ngả màu và cạn bớt là được. 
    • Tiếp theo để nước thuốc nguội, rồi lấy một lượng vừa đủ pha thêm với nước sạch để ngâm chân cho gà. Mỗi ngày nên cho gà ngâm chân khoảng 30 – 40 phút. Nên áp dụng liên tục từ 10 – 14 ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt. 
    • Lưu ý: Mỗi lần nấu nước ngâm chân có thể sử dụng tối đa được 3 – 4 ngày. Sau đó nên nấu nước thuốc khác, chứ không nên để lâu hơn. 

Dùng bài thuốc ngâm chân cũng là một cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi hiệu quả

Các mẹo giúp phòng ngừa sưng cụm bàn chân ở gà chọi

Khi áp dụng các cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi, anh em không nên quá vội vàng. Cần bình tĩnh và kiên trì chăm sóc chiến kê đến khi hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng gà bị sưng chân thì chúng ta nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Sau các kỳ vần gà, luyện tập hoặc sau khi đá về thì nên ngâm chân cho gà với nước lạnh từ 5 – 15 phút. Hoặc cũng có thể áp dụng các bài thuốc ngâm chân dân gian để giúp chân gà khỏe mạnh, cứng cáp hơn trong quá trình phát triển và rèn luyện. 
  • Nếu thấy chân gà có dấu hiệu ấm nóng thì nên thực hiện ngâm chân với nước lạnh khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày nên cho gà ngâm chân từ 1 – 2 lần và làm trong khoảng 2 ngày.
  • Không nên cho chiến kê tập luyện quá sức. 
  • Tránh thả gà quá cao trong những bài tập lực cho cánh, để tránh làm ảnh hưởng đến tư thế tiếp đất, làm tổn thương chân gà.
  • Luôn đảm bảo khu vực chuồng trại nuôi gà lót nền đất hoặc cát mịn. Đồng thời cần làm sạch, dọn bỏ các đất đá, vật nhọn dễ gây tổn thương trong chuồng nuôi.
  • Thường xuyên quan sát chiến kê để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu lạ và điều trị kịp thời,…

Một số mẹo giúp phòng ngừa sưng cụm bàn chân ở gà chọi

Kết bài

Phía trên là chia sẻ các cách chữa sưng cụm bàn chân gà chọi hiệu quả. Hy vọng anh em có thể tham khảo và áp dụng những kiến thức hữu ích này kịp thời để giúp chiến kê đá gà trực tiếp của mình nhanh chóng khỏi bệnh.

Xem thêm: Chia sẻ cách chọn gà tre đá cựa hay theo kinh nghiệm của cao thủ

                  Đá gà cựa dao

TẮT QUẢNG CÁO [X]