Bây giờ chúng ta sẽ xét đến di truyền của màu chân theo bảng dưới đây:
*Có bốn loại màu chân cơ bản: 1- trắng (white), 2- vàng (yellow), 3- xanh lục (green) hay xanh liễu (willow) và 4- xanh dương (blue) hay chì (slate) (có người còn gọi là đen hay cẩm thạch). Chân xanh dương hay chân chì về mặt di truyền là một, bởi vậy chúng ta thường thấy chân chì luôn ửng màu xanh ở một cấp độ nhất định. Từ nay bạn sẽ trở thành gã rắc rối bởi cái câu “gà chân xanh” bỗng dưng trở nên kém rõ ràng!
*Màu chân được quy định bởi hai tính trạng bao gồm: màu của lớp hạ bì (tức da trong) và màu của lớp biểu bì (tức da ngoài). Khi làm gà (tuốt chân) bạn sẽ phân biệt được các lớp này:
*Hạ bì: gien Id không tạo màu đen, là gien trội. Gien id+ tạo ra màu đen, là gien lặn. Biểu bì: gien W+ tạo ra màu trắng, là gien trội. Gien w tạo ra màu vàng, là gien lặn. Chân xanh lục bao gồm toàn gien lặn, bởi vậy một khi xuất hiện thì nó là màu thuần. Công nhận các bà nội trợ giỏi ghê, khi làm gà để cúng các bà luôn chọn gà chân trắng hoặc chân vàng, như vậy sau khi tuốt bỏ lớp da ngoài (biểu bì) thì cẳng chân sẽ trắng trẻo (hạ bì), và như vậy mới đẹp mắt, “hợp cách“ gà cúng.
*Ở trên không xét đến các trường hợp dị hợp tử cho khỏi rối, các bạn có thể tự suy luận ra. Chẳng hạn Id/id+,W+/w vẫn có chân trắng.
*Gien hạ bì là gien liên kết giới tính (sex-link). Gà mái không chuyển giao gien này cho mái con của nó, hay nói cách khác, gà mái chỉ có một gien Id hoặc id+ lấy từ trống cha. Chẳng hạn _Id,W+/w (mái chân trắng) hay _id+,w/w (mái chân xanh lục). Cần lưu ý đặc điểm này để tính màu cho gà mái.
*Thức ăn và nhất là màu lông ảnh hưởng mạnh đến màu chân bởi vậy nên chúng ta mới thấy đủ kiểu màu chân khác nhau trên thực tế. Đại loại như con gà khét, bản thân nó bị khiếm khuyết hắc sắc tố rồi (thể hiện ra màu khét) nên với kiểu gien chân xanh dương/chì sẽ có kiểu hình chân xanh dương. Nhưng với gà ô thì kiểu hình sẽ là chân chì đen thui. Còn vô số ảnh hưởng khác nữa, vấn đề này rất nhức đầu, vì không hiểu tường tận nên chẳng dám bàn sâu.
Bây giờ trở lại vấn đề làm sao để cản thần kê ô-chân trắng. Màu lông đã nói ở trên. Nếu có sẵn một con chân trắng rồi thì bạn có thể cản với bất kỳ màu chân nào khác đều thu được một tỷ lệ chân trắng nhất định. Nếu không có gà chân trắng thì bạn nên cản chân vàng với chân xanh dương (chân chì) thì cũng thu được một ít chân trắng! (theo mình tính thì ít nhất là 25%). Đừng cản chân xanh lục với chân xanh dương (chân chì) hoặc chân xanh lục với chân vàng bởi bạn sẽ không thu được con chân trắng nào. Chúc các bạn thành công!
Một số hình ảnh về màu chân sưu tầm trên mạng. Chân xanh dương (cẩm thạch) (ở trên) và chân chì (ở dưới) về mặt di truyền là một id+/id+, W+/-:
Chân xanh lục id+/id+,w/w (chân xanh mồng lá là dạng “thuần” cả về mầu chân lẫn kiểu mồng tức khi cha và mẹ đều chân xanh mồng lá thì sẽ cho ra bầy con 100% chân xanh mồng lá –> dòng Hatch điều-chân xanh-mồng lá là dạng dễ cản nhất về kiểu hình):
Chân vàng Id/-,w/w:
Chân trắng Id/-,W+/-: