Cách chăm sóc gà đá độ về rất quan trọng. Nhiều chiến kê bị thương bên trong. Nếu không để ý và điều trị kịp thời sẽ gây viêm nhiễm, nặng hơn có thể đột tử. Vì vậy vai trò của các sư kê là rất quan trọng. Hơn nữa chế độ dưỡng thương cho gà phục hồi nhanh cũng vô cùng cần thiết.
Vậy bạn đã biết cách phục hồi gà sau khi đá về? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Phơi nắng cho gà đá, bạn đã biết cách thực hiện đúng cách?
Hướng dẫn cách chăm sóc gà đá độ về
Khi đá gà trực tiếp, chiến kê đã phô diễn hết tài năng và sức lực của mình. Vì vậy mà không tránh khỏi tình trạng kiệt sức sau trận đấu. Các sư kê cần tiến hành kiểm tra vết thương của gà mình tới đâu, bị thương chỗ nào?… Từ đó tìm cách xử lý cũng như sử dụng thuốc trị thương cho gà đá phù hợp.
1. Sát trùng vết thường cho gà
Không cần biết gà đá về có bị thương chỗ nào hay không. Đầu tiên các sư kê cứ chuẩn bị nước ấm pha loãng với muối. Rồi dùng khăn vệ sinh sạch sẽ cho gà. Nhất là những chỗ bị thương, sưng lên hoặc đổ máu. Tiếp đó là dùng khăn sạch lau khô miệng vết thương.
2. Cách chăm sóc gà đá độ khi có vết thương
Tiến hành kiểm tra vết thương xem thuộc dạng nào. Nếu nhẹ thì xử lý bình thường. Kiểu sát trùng, bôi thuốc đỏ là xong. Vài hôm dăm bữa các vết thương sẽ rất nhanh lành. Còn đối với những vết thương nặng, cần tiêm thuốc chống sưng – có thể ra tiệm thú y mua về dùng.
Trong trường hợp xuất hiện tụ máu hay nhiễm trùng. Cần xử lý vết thương trước. Ngâm lạnh khoảng 20 – 30 phút để vết thương phù lên. Mục đích là tan máu bầm đi. Rồi chườm khăn ấm để máu tan dần và xẹp xuống.
3. Gà đá về cho uống thuốc gì?
Ngoài xử lý vết thương thì nên cho gà uống một viên kháng sinh và 2 viên chống phù nề. Hai loại thuốc này không gây hại nên dù gà có bị hay không cho uống cũng không sao.
Ngoài ra có thể bổ sung thêm vitamin, khoáng chất vào thức uống của chiến kê để tăng sức đề kháng, chống bệnh tật.
Chế độ dinh dưỡng cho chiến kê trong cách chăm sóc gà đá độ
Gà vừa đi đá về còn mệt, đừng cho ăn ngay. Thay vào đó cho sử dụng viêm ống tiêu hóa của Ý để làm sạch dạ dày trước. Thức ăn thì cũng như thường, nhưng cho ăn ít lại. Vì phần lớn gà đi đá về ăn rất ít. Thậm chí là bỏ bữa. Dù vậy cũng nên ép cho gà ăn.
Có thể dùng cơm nóng trộn với cám viên và thóc, vo tròn thành hình ống nhỏ dạng dài. Sau đó nhét xuống cổ họng của chiến kê.
Nếu gà bỏ ăn liên tục mà các sư kê không để ý, gà rất dễ chuyển sang bị suy. Sau này đá không ăn, đá vài chân là bỏ chạy ngay. Hơn hết khi ra trường lại không đủ bo, đủ lực.
Lưu ý trong cách chăm sóc gà sau khi đá cựa sắt về không cho luyện tập. Tập trung vào nghỉ ngơi, thư giãn. Đợi gà hồi phục đến 80% thì mới bắt đầu cho luyện tập trở lại. Riêng với những chiến kê bị thương nặng, chuồng nuôi nên tách biệt với những con khác, tránh trường hợp chúng giật mình khi nghe tiếng gáy của gà khác.
Vì gà khi bị bệnh chúng khá nhát. Nếu hoảng sợ sẽ nhảy lung tung, khiến vết thương nặng hơn. Nghiêm trọng hơn nữa là sau này đá không hay. Đó là những vấn đề cần quan tâm trong quá trình phục hồi gà chọi sau khi đá về – cách chăm sóc gà đá độ. Đừng quên like & share bài viết nếu thấy hay và hữu ích nhé!