Có một vấn đề trong quá trình nuôi gà đá cựa sắt mà các sư kê luôn băn khoăn chính là cách xác định chạng gà. Phải có kỹ thuật đổ gà đá để cho ra những lứa con đạt tiêu chuẩn không chỉ ở mặt kỹ năng mà còn là hạng cân. Nhằm tránh tình trạng gà con đạt cân nặng quá bé hoặc quá lớn, không thể tham gia thi đấu được ở những trận đá gà trực tiếp.
Chạng gà là gì?
Chạng gà hay trạng gà được hiểu đơn giản là cân nặng của gà đá. Nếu đã từng theo dõi những trận tranh tài giữa hai chiến kê thì chắc hẳn sư kê sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Trước khi bắt đầu vào trận đấu hai sư kê hoặc trọng tài sẽ cân gà để xác định chạng gà. Thường sẽ có 3 chạng gà, gồm:
- Hạng nặng: Gà trên 4kg
- Hạng trung: Gà từ 3 – 4kg
- Hạng nhẹ: Gà dưới 3kg
Dựa vào cân nặng của chiến kê khi tham gia thi đấu và đưa vào hạng cân tương ứng. Sở dĩ việc cân chạng được tiến hành là để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong thi đấu.
Cách xác định chạng gà chuẩn theo nhất theo gà bố mẹ, để đổ gà theo ý muốn
Sư kê muốn hướng chiến kê của mình vào chạng nào thì dựa vào công thức đổ gà ở bên dưới đây để áp dụng.
Cách xác định chạng gà được nghiên cứu và đã đưa ra công thức tương đối, nên sư kê có thể hoàn toàn yên tâm:
Công thức đổ gà là: Z = Y + Y(X – Y)/ 3000
Z1 = Z + (X – Z)/ 2
Z2 = Z – (Z – Y)/ 2
Trong đó:
- X: chạng gà bố
- Y: chạng gà mẹ
- Z: chạng gà con trung bình
- Z1: chạng gà con trống
- Z2: chạng gà con mái
Lấy một ví dụ cụ thể dễ hiểu, chạng gà bố 4kg và chạng gà mẹ là 3kg. Thì gà con trung bình là 3.001kg, gà con trống 3.5005kg và gà con mái là 3.0005kg.
Lưu ý cách xác định chạng gà chỉ là tương đối chứ không phải đúng tuyệt đối. Vì đôi khi hạng cân gà sẽ thay đổi nhờ vào cách chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng của sư kê. Cũng có thể là gà bị mắc bệnh dị tật bẩm sinh và không thể phát triển tốt được.
Hướng dẫn phương pháp xác định chạng gà nếu không biết cân nặng của gà bố – mẹ
Với những sư kê đổ gà để nuôi thì việc xác định cân nặng gà trống lẫn gà mái rất dễ. Nhưng với những chiến kê không thể xác định chạng cân của gà bố và mẹ được thì sao? Anh em có thể áp dụng cách làm như sau.
Đầu tiên phải biết tuổi của gà con. Cứ nuôi gà bình thường trong vòng 1 năm cơ thể gà phát triển toàn diện. Lúc này ta có thể xác định chạng cân của gà bằng hai trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất – gà ốm: Nếu như gà nuôi sau một năm mà ốm yếu, không đạt hạng cân như mong đợi thì cần phải tích cực vỗ béo. Áp dụng trong vòng 2 – 3 tuần đều đặn sẽ thấy gà tăng cân nhanh chóng. Tiếp đó sư kê áp dụng chế độ giảm mỡ từ từ trong vòng 2 – 3 tuần. Nếu như gà ngừng giảm cân 5 – 7 ngày thì đó chính là chạng gà thực của chiến kê.
- Trường hợp thứ hai – gà mập: Ở trường hợp này thì sư kê chỉ cần bỏ qua giai đoạn tăng cân – vỗ béo, chỉ cần áp dụng những bài tập giảm mỡ và tăng cơ. Lưu ý áp dụng đúng theo quy trình để gà không gặp các vấn đề về tiêu hóa cũng như sức khỏe.
Cách vỗ béo và giảm mỡ khi xác định chạng gà
Cách vỗ béo khi xác định trạng gà, chúng ta nên nhốt ở chuồng nhỏ không thả và chăm sóc với chế độ dinh dưỡng như sau:
- Lúa: Cho ăn ngày 2 lần đến khi no không ăn nữa.
- Rau: Cho gà ăn một khẩu phần/ ngày, nên cho ăn vừa đủ.
- Mồi: Cách 1 ngày cho ăn 1 khẩu phần, sâu superworm khoảng 30 con hoặc cho ăn dế khoảng 15 con. Hoặc cũng có thể cho chúng ăn 60 gam thịt bò,…
- Vitamin B1, B2: Cho gà ăn 100mg/ ngày.
- Vitamin A + D3 và Vitamin E: Cho ăn cách 1 ngày 1 viên
- Phariton: Cho dùng cách 5 ngày 1 viên.
Cách giảm mỡ để xác định chạng gà như sau:
- Cho gà quần bội: Mỗi ngày 2 lần và mỗi lần 10 phút
- Thả lang gà: Mỗi ngày 3 lần và mỗi lần 20 phút
- Lúa: Cho ăn 2 lần/ ngày, mỗi lần ăn khoảng 70 hạt.
- Rau: Cho gà ăn các loại rau xà lách, giá, rau muống,… đến khi no.
- Mồi: 1 khẩu phần/ tuần, sâu superworm 10 con hoặc dế 7 – 8 con, hoặc 20 gam thịt bò,…
Lưu ý khi vỗ béo hoặc giảm mỡ cho gà phải luôn theo dõi, nếu gà có dấu hiệu mắc các bệnh tiêu hóa thì. Vậy cần phải thực hiện phòng tránh và giải quyết triệt để, nhằm đảm bảo sức khỏe của chiến kê.
Kết bài
Cách xác định chạng gà đá gà trực tiếp tương đối đơn giản và xác suất chính xác khá cao, chỉ cần sư kê đảm bảo chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc. Kỹ thuật đổ gà đá các bạn chắc hẳn đã nắm rõ rồi đúng không nào chưa nào. Đừng quên chia sẻ kết quả với chúng tôi nếu bạn thực hiện thành công nhé!
>> Xem thêm: