Gà chọi vần hơi nhiều có tốt không? – điều mà không phải kê sư nào cũng quan tâm. Thậm chí nhiều người còn cho rằng việc tập luyện nhiều sẽ giúp chúng khỏe mạnh, bền chắc hơn, chiếm ưu thế khi tham gia đá gà Campuchia trực tiếp. Nhưng trên thực tế, cái gì quá cũng không có lợi, thậm chí còn gây hại.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề “Gà chọi vần hơi nhiều có tốt không?” và vần như thế nào cho hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Gà chọi vần hơi nhiều có tốt không?
Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà khi gà chọi vần hơi nhiều mang lại. Nó giúp chiến kê khỏe mạnh hơn, giúp hệ hô hấp điều hòa tốt hơn dù dùng nhiều sức lực. Điều đó đồng nghĩa với việc nó có thể kéo dài trận chiến cả ngày trời mà không thấm mệt, tăng tỷ lệ thắng khi ra trường.
Lấy một ví dụ dễ hiểu, khi còn người chạy bộ nhiều, nó giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, ăn ngon – ngủ khỏe, làm việc có hiệu quả. Thậm chí trong một nghiên cứu cũng chứng minh rằng, chạy bộ có thể giúp kéo dài tuổi thọ.
Không khác biệt là mấy so với gà đá, khi vần hơi nhiều, nó giúp chiến kê dễ dàng hạ được các đối thủ mạnh, chiếm ưu thế trong các trận đấu.
Phía trên là mặt lợi của việc gà vần hơi nhiều, nhưng đi kèm với đó sẽ là những mặt hại. Cụ thể như việc tập luyện quá sức có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả trận đấu. Giống như những thí sinh, trước khi kiểm tra học tập quá sức có thể dẫn đến ngất xỉu trước khi bước vào phòng thi, ngủ quên,…
Do đó gà chọi vần nhiều tốt thì có tốt nhưng cũng có các mặt hại. Tuy nhiên kê sư chỉ cần khắc phục các điểm chưa tốt thì lợi ích nhận được sẽ là rất lớn.
Làm thế nào để gà chọi vần hơi nhiều nhưng vẫn tốt?
Để gà vần hơi nhiều nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe sẽ có những yếu tố sau cần quan tâm.
– Thứ nhất, chế độ dinh dưỡng: Gà tập nhiều, mất sức, ắt hẳn sẽ cần một lượng thức ăn nhất định để hồi phục sức khỏe. Cho ăn như thế nào để gà đủ no, không gây tăng cân mà đầy đủ dinh dưỡng,… thì không phải chuyện dễ.
Đầu tiên, thức ăn của gà nhất định không thể thiếu thóc và rau xanh. Gà ăn thóc là nguyên lý ngàn đời, đơn giản như con gà ăn cơm vậy, mới có đầy đủ năng lượng. Tuy nhiên nên ngâm thóc qua nước để gà dễ tiêu hóa hơn. Rau xanh thì có thể cho ăn rau muống, xà lách, giá đỗ, thậm chí cũng có thể bổ sung thêm cà chua, chuối,…
Ngoài ra hai nguyên liệu chính trên, kê sư nên bổ sung thêm mồi tươi cho gà. Chẳng hạn như thịt bò, ếch – nhái, dế, giun, sâu superworn, rắn mối, cá chép,…. Tuy nhiên số lượng ăn nên vừa phải, tuần cho dùng 2 lần. Nếu cho ăn quá nhiều và liên tục có thể gây tăng cân hoặc dư dinh dưỡng – không tốt.
– Thứ hai, chế độ vần hơi: Vần hơi giúp gà tăng sức bền, tải cựa tốt và hồi sức nhanh khi thi đấu. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này cần tiến hành bịt cựa và mỏ của hai chiến kê lại, để giảm thiểu những tổn thương trong quá trình thi đấu.
Thời gian vần hơi nên bắt đầu từ ít cho đến nhiều, nhỏ cho đến lớn. Quan trọng nhất là phải lập sơ đồ huấn luyện nhất định. Ví dụ như ngày 1 cho vần 3 phút, ngày 2 vần 5 phút, ngày 3 vần 7 phút,… cứ dựa vào khả năng của gà mà tăng dần lên.
Nhưng ngoài vần hơi, gà cần phải tập thêm các bài huấn luyện khác để chiếm ưu thế khi ra trường đá gà trực tiếp. Thử nghĩ mà xem, một con gà có sức bền, nhưng lực đòn không đủ mạnh thì cũng không làm nên “trò trống gì”. Do đó cần đan xen giữa vần hơi và chạy lồng, chạy chuồng, tập chuồng bay – chuồng nhảy, ngoài ra có thể đeo tạ cho gà và xổ gà đúng cách để chúng quen với nhịp đấu.
>>> Xem thêm: Gà khét đánh đâu thăng đó liệu có phải lời đồn?
Kết luận
Đối với thắc mắc “Gà chọi vần hơi nhiều có tốt không?” chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời của riêng mình rồi, đúng không nào? Hy vọng những thông tin phía trên đã cung cấp cho anh em đam mê đá gà cựa dao có thêm những thông tin hữu ích!