Gà đòn bị cúm chân nếu không biết cách chữa trị sẽ dẫn đến cái chết


Nội Dung

Gà đòn bị cúm chân, nghe đơn giản nhưng cực kỳ nguy hiểm. Nhiều kê sư đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt để chữa trị và để chết gà bởi sự thiếu hiểu biết và không nắm rõ vấn đề. Hãy là một người chăm nuôi gà thông minh khi trang bị cho bản thân những kiến thức hữu ích. Theo dõi ngay!

Gà đòn bị cúm chân là gì? Nguyên nhân do đâu?

Gà bị cúm chân hay còn được gọi là gà liệt chân. Nhìn chung chú gà chiến của bạn không thể tham gia các trận đá gà Campuchia, tỷ lệ thua trận cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp gà đòn bị cúm chân, có thể kể đến như:

– Kê sư cho gà tập luyện quá sớm, cơ bắp chưa phát triển toàn diện nên bị yếu chân.

– Om bóp sơ sài, chưa đủ sức để ra đấu trường hoặc cho thi đấu với đối thủ hạng nặng.

– Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo.

– Do tuổi tác hoặc bị loãng xương, nhiễm độc, viêm da.

– Do các yếu tố bên ngoài: Bị thương nhưng không được chăm sóc kỹ lưỡng, dẫn đến viêm nhiễm, không thể đá được.

– ….

gà đòn bị cúm chân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gà cúm chân

Mẹo chữa gà đòn bị cúm chân hiệu quả

Tùy vào nguyên nhân mà cách chữa trị gà đòn bị cúm chân sẽ khác nhau. Do đó trước tiên hãy xác định tình trang của gà chiến rồi mới áp dụng các phương pháp sau:

gà đòn bị cúm chân

Tùy nguyên nhân mà sẽ có cách chữa gà cúm chân khác nhau

– Đối với trường hợp gà vừa đi đá về: Khi gà vừa đi đá về phát hiện chân đứng không vững, hãy đem chân đi ngâm với nước lạnh khoảng 15 phút. Sau đó cho chúng nằm nghỉ thư giãn. Ưu tiên cho gà vào giỏ hoặc bội nhỏ, nếu cho ở chuồng rộng, chúng sẽ di chuyển nhiều, lúc này khả năng lành sẽ chậm.

– Đối với trường hợp do thiếu chất dinh dưỡng: Gà đòn bị cúm chân do khẩu phần ăn không đảm bảo, anh em bổ sung ngay gân bò, thịt bò, lươn – trách nhỏ, cá chép nhỏ, sò huyết, trứng cút lộn,… vào bữa ăn hàng ngày cho chiến kê. Không chỉ giúp gà khỏe hơn mà còn bổ sung thêm máu, sức bền và độ hung hăng.

– Om bóp không đúng: Trong cách nuôi gà đá, kê sư được khuyến cáo thường xuyên om bóp, vừa giúp máu huyết lưu thông vừa giúp cơ của gà được thư giãn – nhất là khi tập luyện cũng như ra trường về. Bài thuốc tốt để om bóp gồm: muối sống + gừng + nghệ. Sau khi om bóp xong thì xả bằng lá ngải cứu. Thực hiện khoảng 1 – 2 lần/ tuần sẽ rất tốt cho gà chiến.

Lưu ý: Đối với trường hợp gà bị cúm chân nặng, biểu hiện rõ ràng, đi đứng không nỗi. Anh em tiêm ngay cho chúng mũi Linco-S 2.5 ml. Sau đó tiêm thêm thuốc chống bại liệt. Khi tiêm đừng tiêm quá sâu vào nội tạng, thay vào đó nên chích vào đùi để thuốc từ từ vào cơ thể.

Những bài tập hiệu quả dành cho gà đòn bị cúm chân

Gà trong quá trình bị cúm chân dường như không thể hoạt động hay làm bất cứ thứ gì. Các kê sư cũng được khuyến cao không nên để gà tập luyện quá nhiều vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

Tuy nhiên gà sau khi có dấu hiệu đỡ, khỏe hơn một chút, anh em nên áp dụng ngay bài tập sau để gà không bị “cùn chân”. Cho gà chạy lồng, phương pháp này không quá sức, đơn giản mà hiệu quả rất cao.

gà đòn bị cúm chân

Chạy lồng

Thường thì khi chạy lồng, gà mệt sẽ tự nghĩ, khỏe lên sẽ bắt đầu chạy tiếp. Nên anh em không phải lo chiến kê sẽ bị quá sức.

Ngoài chạy lồng thì nhớ cho gà phơi nắng nhiều, đây cũng là một cách để chúng thư giãn, đồng thời diệt vi khuẩn, nấm mốc và các bệnh về da.

>>> Xem thêm: Gà kết là gì? Điểm mặt những chú gà kết vang danh một thời

Kết luận

Gà đòn bị cúm chân vốn không quá nguy hiểm, nhất là khi phát hiện kịp thời. Tuy nhiên sau khi phát hiện bệnh mà không có phương pháp chữa trị nhanh chóng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chiến đấu và hồi phục của chiến kê. Hy vọng mỗi kê sư đều tự trang bị cho mình những kiến thức thật tốt!

TẮT QUẢNG CÁO [X]