Cách nuôi gà bị suy là giải pháp hiệu quả dành cho những anh em đang đau đầu không biết giải quyết tình trạng gà không lớn như thế nào. Khi tham gia đá gà trực tiếp, các chiến kê cần phải đủ cân thì mới được tham gia, hơn nữa cũng có đủ sức khỏe để thi đấu. Do đó sẽ rất vất vả nếu gà bị suy.
Cách nuôi gà bị suy đơn giản không phải ai cũng biết
Khái niệm gà bị suy
Trước khi tìm hiểu cách nuôi gà bị suy, đầu tiên bạn đọc cần phải nắm được khái niệm của vấn đề này.
Gà bị suy hay còn được gọi là gà ốm. Nguyên nhân có thể là do thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng, mỗi trường sinh hoạt không đủ tốt hoặc do kê sư cho gà tập luyện không đúng cách khiến thể trạng của chúng không phát triển hoàn toàn. Cụ thể như:
– Chuồng trại không sạch sẽ, đây là điều kiện thích hợp để virus tích tụ.
– Gà gầy yếu, thiếu chất.
– Gà còn non nhưng kê sư đã cho xổ sớm hoặc tập luyện nhiều
– Cho vần đòn với những chiến kê khỏe mạnh hơn khiến chung bị tang.
– …
Cách nuôi gà bị suy hồi phục nhanh chóng
Đối với tình trạng gà bị suy, anh em không phải cứ cho ăn nhiều là tốt. Đôi khi nó lại chuyển sang bệnh tiêu hóa, khó tiêu thì khổ. Trong khoảng thời gian trị bệnh không nên thiên về một loại thức ăn nhất định mà nên có sự kết hợp hài hòa giữa thóc, mồi, cám, rau xanh,….
Trong trường hợp gà quá gầy, ăn không nổi nên cho chúng sử dụng cám công nghiệp. Thức ăn này dễ tiêu hóa lại giúp nhanh mập. Đồng thời bổ sung thêm rau xanh và protin cần thiết vào khẩu phần ăn.
Thay vì cho gà ăn nhiều một lúc hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Riêng với một số loại mồi cần nấu chín, kỹ để dễ tiêu. Đồng thời cho uống Boganic và Enervon C mỗi ngày và tiêm thuốc Catosal cho gà 3 lần/ ngày, mỗi lần 1cc.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở gà con
Một số lưu ý trong cách nuôi gà bị suy
– Trường hợp gà ăn nhiều nhưng vẫn gầy thì cung cấp thêm mồi. Tăng số lượng bữa ăn lên, đồng thời kích thích tiêu hóa cũng như khả năng hấp thụ.
– Ngược lại nếu gà không chịu ăn thì có thể do chúng đã có đầy đủ dinh dưỡng. Lúc này cần giảm lại lượng mồi và tăng thóc, rau xanh lên. Khi thay đổi được khẩu phần ăn của chúng thì tình trạng suy cũng sẽ được cải thiện.
– Không thể loại bỏ một trong những nguyên nhân khiến gà bị suy là do virus gây ra. Do đó cần vệ sinh chuồng trại một cách thường xuyên. Nếu có điều kiện về diện tích nuôi thì nên thả gà đi kiếm ăn tự do, cách này giúp chúng khỏe mạnh và tăng cân tự nhiên.
– Gà bị suy thể chất vốn ốm yếu, do đó cần đảm bảo chỗ ngủ luôn ấm áp, tránh gió, nếu không sẽ khiến gà bị bệnh, khó chữa trị.
Khi gà có những dấu hiệu tích cực và khỏe mạnh, tăng cân hơn, cần kết hợp với luyện tập để tăng sức đề kháng. Lưu ý nếu gà đã 9 tháng tuổi trở lên thì cứ áp dụng các bài tập bình thường. Ngược lại nếu gà chỉ khoảng 7 tháng tuổi đổ xuống thì cứ nuôi cho mập, khoan hãy tập luyện, rất dễ làm vỡ cơ của chúng.
Kết luận
Bạn đã nắm được cách nuôi gà bị suy chưa nào? Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết để nuôi gà chiến thêm khỏe mạnh.