Đến hẹn lại lên, hôm nay muốn cùng anh em bàn luận một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm ở chiến kê, đó là bệnh cúm H5N1 ở gà. Hiện căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị và tỷ lệ chết là 100%, thử nghĩ anh em nuôi gà chiến vất vả cả năm trời, dịch bệnh tới thế là chết lũ lượt, thế này thì không còn gì đau bằng. Vậy nên để phòng bệnh, trước tiên hãy hiểu rõ về bệnh.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học cho gà trong quá trình úm
Tìm hiểu bệnh cúm H5N1 ở gà
Bệnh cúm H5N1 phát hiện lần đầu tiên vào năm 1900, tại Montenergro, sau đó thì lan rộng ra trên thế giới.
Theo nhiều chuyên gia cho biết, chủng cúm gia cầm H5N1 xuất hiện ở Hồng Kông vào năm 1997 có khả năng là nguồn gây dịch cúm gia cầm cho các quốc gia Châu Á từ cuối năm 2003 cho đến nay. Có thể nói, bệnh cúm H5N1 ở gà là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị.
Bệnh cúm gia cầm còn được gọi với nhiều cái tên như cúm gà, cúm chim,.. là loại cúm xuất hiện trên loài có lông vũ, chúng có thể lây nhiễm sang nhiều loài động vật có vú khác.
Biểu hiện nhận biết gà mắc bệnh cúm
Theo nghiên cứu thì bệnh cúm ở gà có thời gian ủ bệnh tối thiểu 3 ngày hoặc có thể kéo dài hơn cho đến vài tuần, tùy vào lượng virus có trong cơ thể gà.
Để có thể thực hiện phương pháp cách ly nhanh chóng, giảm tình trạng chết do cúm H5N1 gây ra, các kê sư cần trang bị cho bản thân những dấu hiệu nhận biết gà bị cúm sau:
– Gà có dấu hiệu biến ăn, thường trú dưới tán cây và xù lông. Với gà mái có thể nhận biết quá sản lượng trứng giảm.
– Khi thời gian ủ bệnh lâu hơn thì các triệu chứng cũng bắt đầu nặng lên, bạn có thể nhận thấy qua xưng phù đầu, mặt; chảy nước mắt; ho, khó thở, gà có hiện tượng thở há miệng, tiêu chảy.
– Các bộ phận như chân, dưới da,… có tình trạng xuất huyết, tím tái. Rất nhiều kê sư thường lầm tưởng với vết thương sau khi tham gia đá gà Campuchia trực tiếp về.
– Ngoài ra gà còn có nhiều triệu chứng khác như sốt cao, co giật, loạng choạng, đầu hơi ngoẹo qua một bên,… cuối cùng là chết ngay lập tức.
Khi thấy một hoặc một vài con gà có những biểu hiện trên, điều đầu tiên mà kê sư cần làm là cách li ngay những con còn khỏe mạnh và báo ngay cho trung tâm y tế gần nhất để có các biện pháp tiêu độc khử trùng, đặc biệt không:
– Mua bán cho người khác hoặc chế biến ăn
– Vứt xác bừa bãi xuống sông, kênh, rạch.
– Đốt hoặc chôn gia cầm mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
– ….
Những con đường lây truyền từ bệnh cúm H5N1 ở gà
Có rất nhiều con đường lây truyền bệnh cúm ở gà, chẳng hạn như:
– Lây truyền từ con nhiễm bệnh sang những con khác khỏe mạnh hơn qua đường không khí.
– Qua chất thải, nước dãi, nước mũi,.. gà khỏe mạnh mổ thức ăn gần đó và bị nhiễm.
– Qua đường ăn uống, dụng cụ chăn nuôi hoặc các phương tiện vận chuyển khác.
Do đó để tránh bệnh cúm H5N1 ở gà, các kê sư cần nuôi nhốt gà riêng, hạn chế thả lang, đảm bảo môi trường sống, vệ sinh – tiêu trùng khử độc nơi nuôi thường xuyên. Nhất là cấm người lạ cũng như mang động vật lạ ra vào chuồng, vào những ngày gió lớn cần che bạt cẩn thận, tránh bệnh từ nơi khác đến. Hy vọng với những kiến thức trên anh em sẽ giảm thiểu tình trạng gà chết do bệnh cúm ở mức thấp nhất. Chúc mọi người may mắn!