Bệnh giun đũa ở gà không phải hiếm gặp. Khi nhiễm bệnh gà sẽ gầy gộc, ăn ít,… với gà mái thì sản lượng trứng giảm dần. Nếu không có cách khắc phục kịp thời có thể dẫn đến chết. Mà mới kê sư, thà mất tiền chứ mất gà là “đau lắm”, tiếc cái thời gian chăm sóc và hy vọng.
Xem thêm:
- Đá gà Campuchia cực hay ngày hôm nay
- Cách chữa gà bị đau chân nhờ phương pháp đơn giản tại nhà
Bệnh giun đũa ở gà – Tất tần tật các thông tin liên quan
Nguyên nhân
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh giun sán ở gà là do gà ăn phải trứng giun sán có lẫn trong phân hoặc chất độn chuồng.
Phần lớn nguyên nhân là do chuồng trại không đảm bảo sạch sẽ. Bên cạnh đó là việc thả lang gà.
Gà bị nhiễm giun phổi có các triệu chứng sau
Kê sư nào chăm gà càng kỹ thì khả năng phát hiện bệnh càng cao. Ví dụ như gà có dấu hiệu bỏ ăn, sụt ký,… Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy gà bị bệnh giun đũa:
– Gà sút ký nhanh, gầy gộc, còi cọc
– Thường xuyên xù lông
– Đi phân loãng, phân lẫn máu, phân sống
– Gà có biểu hiện thiếu máu
– Gà mái có hiện tượng giảm sản lượng trứng
Riêng với những chiến kê bị bệnh lâu mà không phát hiện và chữa kịp thời gây ra tắc ruột – vỡ ruột thì coi như bỏ, không chữa được.
Cách phòng bệnh giun đũa ở gà và chữa trị
Hướng dẫn phòng bệnh
Để phòng bệnh giun ở gà, đầu tiên kê sư phải vệ sinh chuồng trại thường xuyên, tiêu trùng khử động định kỳ. Ngoài ra phải rửa máng ăn – máng uống của gà theo ngày.
Thay cát hoặc rơm rạ trong chuồng – đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cho chiến kê.
Để khử mùi hôi chuồng trại, bạn có thể rắc Safe Guard 100gr/ 1m2 chuồng. Ngược lại nếu muốn sát trùng thì dùng Antisep, pha 3ml/ 1 lít nước. Trong trường hợp bạn quá bận rộn có thể nhờ bác sĩ đến thực hiện.
Ngoài việc đảm bảo vệ sinh chuồng trại thì kê sư cũng cần cho gà uống thuốc để tẩy giun cho gà. Ra tiệm thú y mua Vermixon để tẩy giun định kỳ cho chiến kê. Liều dùng như sau:
– Với gà từ 4 – 6 tuần tuổi: Liều 15ml đủ cho 50 gà con. Tùy vào lượng gà nuôi mà tăng giảm tương ứng.
– Với gà trên 6 tuần tuổi: Cứ 30ml thì dùng cho 50 con gà.
Ngoài ra hòa tan 2 – 3gr/ 1 lít nước uống đối với Unilyte Vit-C và 1gr/ 1 lít nước đối với All – Zym. Mục đích là tăng khả năng hấp thụ thức ăn, tránh tiêu chảy, phân khô…
Cứ áp dụng liên tục trong cả vòng đời của gà, cách 1 – 2 tháng lại cho sử dụng. Đảm bảo mức độ nhiễm bệnh giun đũa ở gà sẽ giảm đáng kể.
Cách chữa bệnh giun đũa ở gà
Cũng giống như cách phòng bệnh, cách chữa bệnh cũng tương tự, tuy nhiên chỉ có liều lượng khác và thời gian áp dụng lâu hơn. Cụ thể:
– Tổng vệ sinh chuồng trại trước, tách riêng gà nhiễm bệnh với gà khỏe mạnh.
– Cho gà uống Vermixon để tẩy giun. Nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
– Cho gà sử dụng Coli-200 để phòng bệnh tắt đường ruột, Unilyte Vit-C để trợ sức cho gà và All-Zym để tăng khả năng hấp thụ nước.
Lưu ý khi tẩy giun cho gà cần đảm bảo liều lượng nhất định. Cho gà sử dụng quá nhiều sẽ gây sốc thuốc còn quá ít lại không hiệu quả.
Đó là toàn bộ thông tin về bệnh giun đũa ở gà, từ cách chữa trị cho đến phòng bệnh. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn!